Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Để xác định được điều đó, mỗi quý gia chủ cần phải dựa vào 3 yếu tố sau để bố trí cho căn bếp của mình. Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội – A&More nhé!
Mục Lục Nội Dung
1. Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn dành cho phòng bếp ít nhất là 12m2 để đảm bảo đủ không gian cho việc bố trí các vật dụng, thiết bị, bàn ăn và lối đi. Thiết kế phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Điều này phụ thuộc vào 3 quy tắc sau đây:
1.1 Dựa vào quy trình hoạt động trong nhà bếp
Một kích thước tiêu chuẩn cho căn bếp hiện đại là dựa theo chiều cao của người hay làm bếp nhất trong nhà. Đó là bao gồm chiều cao tủ bếp, bồn rửa và phòng bếp có cửa sổ có thể điều chỉnh một chút cho phù hợp với nhu cầu người hay sử dụng nhất.
Vì vậy trước khi thiết kế mẫu tủ bếp thì nên cân nhắc vị trí đặt theo chiều cao người sử dụng. Với các thiết kế bếp chữ “U” hoặc có hai tủ bếp phía dưới song song thì khoảng cách lý tưởng giữa chúng là 1,2m.
1.2 Diện tích chuẩn của tủ lạnh – bếp nấu – chậu rửa
Sẽ có 3 khu vực chính trong bếp tạo thành tam giác hoạt động và di chuyển của người nội trợ gồm:
- Khu vực để sơ chế làm sạch thực phẩm.
- Khu vực để chế biến.
- Khu vực để lưu trữ.
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Trong một phòng bếp có diện tích tiêu chuẩn cần đảm bảo bạn di chuyển thoải mái giữa ba vị trí quan trọng này. Và theo quy tắc “ngón tay cái” xác định số đo trong phòng bếp sẽ là tổng của các cạnh trong tam giác này. Phải cần có có chiều dài ít nhất là 3,6m, nhưng không được lớn hơn 8m.
Bên cạnh đó thì mỗi cạnh của tam giác cần có chiều dài tối thiểu là 1,6m nhưng không được lớn hơn 2,7m.
1.3 Dựa vào lối đi, khoảng cách giữa các vật dụng trong bếp
Kích thước các lối đi trong diện tích phòng bếp tiêu chuẩn là rất quan trọng để biết được phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý. Khoảng cách lối đi cần phải rộng tối thiểu khoảng 0,8m. Ở gần khu vực nấu ăn ít nhất là 1m, và hai đầu bếp còn lại thì không được nhỏ hơn 1,2m.
Nếu thiết kế phù hợp sẽ làm giảm số bước chân di chuyển giữa các thiết bị gia dụng chính. Ngoài ra thì tủ bếp là món đồ quan trọng bậc nhất trong nhà bếp. Để có được một chiếc tủ bếp kích thước phù hợp nhất với vóc dáng thì bạn cần phải biết những tiêu chuẩn thông thường của một tủ bếp.
Với chiều cao tổng thể của toàn bộ phần tủ bếp rơi vào khoảng 2,4m, bạn nên để phần tủ dưới cao 0,9m. Khoảng cách trống giữa phần tủ dưới và trên chỉ nên ở mức 0,45-0,6m. Đối với chiều sâu, phần tủ dưới trung bình khoảng 0,5m, còn phần tủ trên là 0,3m.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Kinh nghiệm thiết kế cầu thang ở phòng bếp hợp phong thủy
2. Gợi ý 3 cách thiết kế phòng bếp – Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?
2.1 Thiết kế phòng bếp chữ “L”
Có thể nói đối với cách thiết kế nhà bếp ở Việt Nam đa số thì gia chủ đều chọn thiết kế phòng bếp chữ “L” vì chúng không chiếm quá nhiều không gian nhưng vẫn đủ để cho những bà nội trợ có thể thoải mái nấu nướng và để những vật dụng bếp núc cần thiết.
2.2 Thiết kế phòng bếp theo chữ “U”
Thiết kế phòng bếp theo chữ “U” là một trong những sự lựa chọn thuận tiện nhất của bà nội trợ. Thiết kế này giúp di chuyển dễ dàng hơn trong lúc nấu nướng. Những kiểu thiết kế chữ “U” đòi hỏi bạn phải dành nhiều diện tích hơn, nếu không sẽ mang lại cảm giác chật chội khi sử dụng.
2.3 Phòng bếp thiết kế theo chữ “I”
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý cho thiết kế theo chữ “I”? Thiết kế chữ “I” cách đơn giản nhất để tiết kiệm diện tích phòng bếp. Đây cũng là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với những căn nhà không có quá nhiều không gian. Đối với kiểu thiết kế này bạn còn có thể tích hợp giữa phòng ăn và phòng bếp với nhau nữa.
3. Một số lưu ý khi thiết kế phòng bếp hợp lý
Để có thể sở hữu một không gian bếp vừa hiện đại, tiện nghi và vẫn chuẩn về phong thuỷ thì bạn nên nắm một số nguyên tắc khác.
- Thiết kế diện tích phòng bếp vừa phải và cần phải phù hợp với không gian tổng thể trong mặt sàn chung.
- Lựa chọn vật liệu thi công, không nên sử dụng chất liệu kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ, tuổi thọ của công trình.
- Lựa chọn những gam màu theo mệnh ngũ hành và phù hợp với không gian này.
- Thiết kế ánh sáng và hệ thống lưu thông không khí, hệ thống hút mùi khoa học cho phòng bếp.
>>>> GỢI Ý: Thiết kế phòng bếp rộng bao nhiêu là vừa & chuẩn xác?
4. TOP 9 mẫu thiết kế phòng bếp đẹp, hợp lý và khoa học
4.1 Thiết kế phòng bếp 12m2
Thiết kế phòng bếp 12m2 bạn nên đặt những đồ dùng cần thiết nhất. Việc này giúp không gian trông gọn gàng, thoáng đãng và sạch sẽ hơn. Đồng thời bạn cũng nên chọn những gam màu tươi sáng để không đem lại giác u tối, chật hẹp cho phòng bếp.
Nên lựa chọn thiết kế chữ “I” cho diện tích phòng bếp 12m2. Bạn có thể sử dụng không gian trống bên cạnh để đặt tủ lạnh và bàn ăn. Bố trí như vậy vừa trông hiện đại và giúp căn bếp thoáng hơn.
Phòng khách bao nhiêu m2 là hợp lý? Thiết kế cho phòng bếp 12m2 thêm cửa sổ để khiến cho phòng bếp thông thoáng hơn. Bạn có thể đặt thêm tủ đựng ngay trên bếp để có nhiều không gian trữ đồ hơn.
Sử dụng gam màu trắng làm chủ đạo cho toàn bộ căn bếp. Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp gam xanh lá để tạo điểm nhấn. Phòng bếp có thể trang trí thêm tranh ảnh để trông sinh động hơn.
4.2 Mẫu phòng bếp 15m2
Mẫu phòng bếp 15m2 có diện tích vừa đủ để bạn bố trí được đồ dùng. Đối với diện tích này bạn có thể thiết kế bếp hình chữ “I” hoặc hình chữ “L” đều được. Tuy nhiên, bạn cần tránh thiết kế bếp theo hình chữ “U” nhé!
Thiết kế phòng bếp 15m2 theo dáng chữ “L”, đặt bàn ăn ngay giữa không gian trống. Ngoài ra, bố trí thêm đồng hồ, tranh ảnh, chậu cây hoặc bình hoa để trang trí thêm.
Thiết kế tủ lạnh hợp với khung tủ bếp có sẵn sẽ làm tăng tính thẩm mỹ. Đặt bàn ăn ở giữa không gian trống của bếp nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn.
Bạn hãy tận dụng tối đa những không gian trống để thiết kế thêm tủ đựng. Điều này giúp căn bếp của bạn trông gọn gàng hơn rất nhiều. Đặt thêm thảm để đảm bảo vệ sinh cho căn bếp.
4.3 Thiết kế phòng bếp 20m2
Phòng khách bao nhiêu m2 là hợp lý? Phòng bếp diện tích 20m2 đủ để bạn có thể thiết kế theo sở thích cá nhân của mình. Ngoài ra, việc tích hợp phòng ăn và phòng bếp là một sự lựa chọn tuyệt vời đối với diện tích 20m2 đấy!
Sử dụng tông màu gỗ nhạt để và màu xám đậm là hai gam màu chính cho căn bếp. Bố trí thêm chậu cây để trang trí. Sử dụng hệ thống đèn chùm đơn giản trên bàn ăn để không gian thêm tươi sáng hơn.
Gam màu vàng kết hợp trắng sẽ khiến cho căn bếp của bạn nổi bật hơn rất nhiều. Phòng bếp có thể bố trí thêm quầy bar đối diện ngay với bếp. Trang trí thêm đèn thả để tạo điểm nhấn cho quẩy bar.
Sử dụng tông màu trầm cho căn bếp nhưng phần bệ thì nên sử dụng gam màu sáng hơn. Cách làm nổi bật nội thất là bố trí thêm đèn vàng và các chậu cây cảnh.
Trên là những chia sẻ của Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội – A&More về câu hỏi Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc cũng như tìm hiểu được những thông tin cần thiết. Nếu bạn cần thêm sự tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ qua thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ:
- Website: https://amore-architecture.vn/
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Ngõ 79 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3 Tòa nhà 34 ngõ 28B Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ: Tổ 09, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0104561190 | Cấp ngày: 06/04/2010 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
- Hotline: (024) 3399 3333 – 0983 656 995.
- Email liên hệ: info@amore-architecture.vn
>>>> GỢI Ý:
- Phòng bếp nên sơn màu gì? 6 màu sơn phòng bếp đẹp
- 13 TIP sắp xếp nhà bếp siêu gọn gàng, tăng thẩm mỹ