Kinh Nghiệm Thiết Kế Cầu Thang Ở Phòng Bếp Hợp Phong Thủy

Cầu thang ở phòng bếp là một ý tưởng khá mới lạ. Một căn bếp đầy đủ tiện nghi hiện đại trong không gian dưới cầu thang. Đây là một giải pháp cho những căn nhà có diện tích khiêm tốn. Cùng Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội A&More xem thêm về ý tưởng độc đáo này nhé!

1. Gợi ý mẫu thiết kế cầu thang ở phòng bếp hợp lý, đẹp

Nếu bạn đang sống trong một căn hộ có diện tích không quá lớn thì việc thiết kế cầu thang ở phòng bếpmột ý tưởng vô cùng hay ho. Việc biến tấu cho mái ấm của mình trở nên rộng hơn nhờ biết cách tận dụng khoảng không hoặc có thể thiết kế phòng bếp có cửa sổ để phòng bếp của bạn thoáng hơn. Không những cảm thấy nhà rộng hơn mà còn thấy lạ và sáng tạo cực kỳ.

Cùng tham khảo qua 10 mẫu thiết kế cầu thang nằm ở phòng bếp sau đây nhé:

cầu thang trong bếp
Mẫu 1: Thiết kế bếp nằm ngay dưới gầm cầu thang

Với không gian của một căn nhà nhỏ, chúng ta có thể thiết kế một bếp ăn ngay dưới gầm cầu thang là điều thích hợp nhất. Nó có thể mang lại cho chúng ta một không gian tiện ích. Bên cạnh đó, cầu thang ở phòng bếp còn mang lại một tính thẩm mỹ  cao.

cầu thang trong bếp
Mẫu 2: Không nên đặt bàn ăn ngay dưới gầm cầu thang

Đặt bàn ăn ngay bên dưới gầm cầu thang là điều không nên, chúng ta nên thay vào đó là cách thiết kế cầu thang ở phòng bếp. Đối với một phòng ăn, cần phải có không gian rộng rãi thoải mái. Nếu như thế thì khiến cho bữa ăn luôn cảm giác ngon miệng hơn.

cầu thang trong nhà bếp
Mẫu 3: Đặt một bàn ăn dài kề với bếp tiết kiệm không gian bếp

Mẫu thiết kế cầu thang cạnh phòng bếp được rất nhiều người ưa thích. Với bàn ăn được thiết kế sát bếp, tăng thêm tính hiện đại và sang trọng. Ngoài ra, bàn ăn dài vừa tiết kiệm được không gian. Nó còn có thể làm tăng thêm sự hài hòa của căn bếp.

cầu thang trong nhà bếp
Mẫu 4: Thiết kế bên dưới gầm cầu thang đầy đủ tiện ích

Để căn nhà trở nên tiện ích và hiện đại hơn. Việc thiết kế cầu thang nằm ở phòng bếp là một trong những giải pháp tối ưu nhất. Ngoài ra, bố trí các đồ dùng bên dưới gầm nó còn tăng thêm tính sang trọng và hiện đại hơn nhiều.

cầu thang trong phòng bếp
Mẫu 5: Thiết kế phòng bếp đầy đủ tiện nghi

Việc lựa chọn gam màu trắng thì việc bạn đặt bếp ở gầm cầu thang sẽ không còn thấy chật hẹp nữa. Nó giúp bạn cảm thấy tươi mới, thoáng đãng vô cùng. Việc bạn đặt bếp ở đây cũng có nhiều ưu điểm. Tận dụng được hết chiều cao trên tường khu vực cầu thang. Tạo ra những kệ đựng đồ, giúp cho không gian của bạn trở nên gọn gàng và sạch sẽ.

cầu thang trong phòng bếp
Mẫu 6: Thiết kế phòng bếp nhiều ngăn kéo để hạn chế lộn xộn

Gam màu chủ đạo là màu xám, một màu sắc khá nhã nhặn. Giúp cho việc lau chùi dọn dẹp vệ sinh của bạn cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc bạn bố trí tủ, kệ và đèn cũng cực kỳ hợp lý. Ánh sáng vừa đủ, tạo cho căn bếp vô cùng sạch sẽ và thông thoáng.

cầu thang ở phòng bếp
Mẫu 7: Tạo căn phòng bếp dưới gầm cầu thang đơn sơ giản dị

Đây được cho là một vị trí khá tiện dùng mà không kém phần thẩm mỹ. Ở đây bạn có thể thiết kế những kệ đính cố định vào tường như thế. Giúp bạn để những dụng cụ cho phòng bếp ngăn nắp vừa tận dụng được không gian lại giúp cho ngôi nhà ấm áp hơn nhiều.

cầu thang trong phòng bếp
Mẫu 8: Biến tấu bên dưới gầm cầu thang thật phong phú

Tưởng chừng như là một khoảng trống vô ích nhưng lại được phá cách vô cùng ấn tượng thật sự. Bạn có thể bày trí thêm nhiều kệ và tủ kéo cho căn bếp. Trên ảnh là một ví dụ cụ thể, việc tạo nhiều chỗ đựng như thế này rất tốt. Không những tăng tính thẩm mĩ cho căn bếp, mà còn đựng được rất nhiều đồ trong gia đình bạn.

cầu thang ở phòng bếp
Mẫu 9: Căn phòng bếp giản dị đầy tiện ích

Bên cạnh dùng để làm phòng bếp ở cạnh cầu thang. Bạn có thể đều nhiều đồ dùng khác để tận dụng mọi diện tích: tủ lạnh,… Việc chọn màu sắc của bếp cũng làm cho không gian nhà bạn tăng tính thẩm mĩ vô cùng.

cầu thang trong phòng bếp
Mẫu 10: Lựa chọn những kiểu trang trí căn phòng bếp dưới gầm cầu thang một cách hấp dẫn

Trang trí phòng bếp nằm ngay bên dưới gầm cầu thang là một trong những mẫu thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay. Việc trang trí theo phong cách bếp quầy bar mini tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, cầu thang ở phòng bếp còn có thể tạo nên một không gian sống động.

>>>> XEM NGAY: Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? 3 quy tắc cần đáp ứng

2. Vì sao không nên thiết kế phòng bếp ở dưới cầu thang?

Có rất nhiều người thắc mắc có nên thiết kế cầu thang ở phòng bếp hay không? Theo như trong phong thủy, thì việc này là điều không nên. Bởi vì hai lý do sau đây:

  • Phía dưới gầm cầu thang là chỗ bị đè nén rất nhiều. Hơn nữa còn là nơi chứa đựng năng lượng xấu. Nguy hiểm hơn là tích tụ một luồng sát khí cực mạnh.
  • Nhà bếp là nơi cực kỳ quan trọng trong nhà. Đây là nơi giữ ấm cho cả ngôi nhà. Bên cạnh đó, bếp còn là nơi trú ngụ của nhiều vị thần tài. Do đó, nơi đây còn được ví là kho giữ tiền của ngôi nhà.
cầu thang trong phòng bếp
Có nên thiết kế phòng bếp ở dưới cầu thang?

Do đó, đây là cách thiết kế có phong thủy xấu. Theo phong thủy, cách thiết kế này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó thì việc thiết kế cầu thang ở nhà bếp cũng có nhiều ưu điểm. Phù hợp với những gia đình có diện tích khiêm tốn.

  • Giúp nới rộng diện tích sử dụng.
  • Không gian ở tầng trệt trở nên gọn gàng, thoáng đãng.
  • Tận dụng được hết tối đa không gian ở dưới cầu thang.

3. Nên thiết kế cầu thang ở phòng bếp như thế nào hợp phong thủy?

Nhiều khi chúng ta mong muốn thiết kế cầu thang ở nhà bếp nhưng không biết phải làm như thế nào? Và cũng không biết những quy tắc trong phong thủy. Cùng điểm qua những lưu ý để khi thiết kế phòng bếp sau đây:

  • Không được đặt bếp ở những nơi đằng sau là một khoảng không.
  • Không nên thiết kế nhà vệ sinh ở tầng 2 nằm trên bếp.
  • Không được đặt tủ lạnh hay bếp trực diện cửa phòng bếp.
  • Không nên đặt bếp đối diện hay gần với chỗ rửa bát, tủ lạnh.
  • Bếp tuyệt đối không được để ở bị áp tường với giường, bồn cầu hay bàn thờ.
  • Nhà bếp của bạn phải đặt xa nơi nuôi thú cưng và chỗ để xe
  • Phòng bếp nên hướng ra cửa chính.
  • Hãy đặt bếp ở hướng xấu nhìn ra hướng tốt. Điều đó sẽ giúp xua đuổi những điều xui xẻo, mang đến may mắn, tài lộc.

4. Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp dưới cầu thang

Nếu bạn không thể bố trí bếp ở những nơi khác vì nhiều lý do. Bạn có thể tham khảo những cách bố trí cầu thang trong phòng bếp sau đây nhé:

4.1. Đo kích thước cầu thang

Khi bạn muốn thiết kế cầu thang trong bếp việc đầu tiên là phải đo kích thước. Bạn cần đo chuẩn chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Điều này cực kỳ quan trọng để mua những đồ nội thất phù hợp.

4.2. Chọn hướng bếp khi thiết kế

Việc thứ hai đó là việc bạn chọn hướng bếp như thế nào? Mặc dù đặt bếp dưới cầu thang nhưng bạn cũng có  thể chọn hướng phù hợp trong phong thủy. Sẽ giúp ích cho gia chủ trong việc nấu ăn và gặp nhiều may mắn.

cầu thang trong phòng bếp
Chọn hướng bếp khi thiết kế

4.3. Cách bố trí tủ bếp dưới cầu thang hợp lý

Với căn bếp nào cũng vậy, tủ bếp sẽ đi liền với bếp nấu và chậu rửa ở trên. Ở phía dưới là tủ để bạn đựng những dụng cụ để nấu nướng, bát đũa. Nếu gầm cầu thang nhà bạn có diện tích lớn, có thể thiết kế tủ bếp hình chữ “L”. Nếu không có thể tạo thành một quầy bar nhỏ để đựng đồ lên trên đó.

>>>> GỢI Ý: Kinh nghiệm sắp xếp nhà bếp theo phong thủy hút tài lộc

4.4. Thiết kế hiệu ứng ánh sáng cho phòng bếp

Phía khoảng không dưới cầu thang thường sẽ không nhận được ánh sáng. Cho nên bạn cần phải bố trí thêm nhiều đèn tại nhiều vị trí. Hãy chọn các loại đèn đơn giản, không rườm rà. Điều đó sẽ giúp căn bếp của bạn trông không bị rối mắt.

cầu thang trong bếp
Sử dụng hệ thống và hiệu ứng đèn hợp lý

4.5. Chọn màu sắc cho thiết kế phòng bếp

Khi bày trí cầu thang ở phòng bếp, bạn nên chọn những loại gạch ốp tường có gam màu đơn giản, nhã nhặn. Để tránh các vết ố, khói làm bẩn tường.

Bên cạnh đó cũng phải chọn màu sắc phòng bếp phù hợp với mệnh của gia chủ để gặp nhiều may mắn, tài lộc.

Trên đây là những chia sẻ về các mẫu thiết kế cầu thang ở phòng bếp thịnh hành hiện nay. Mong rằng bạn đã chọn cho mình được các mẫu thiết kế ưng ý nhất. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ ngay công ty CP Kiến trúc và Đầu tư Xây dựng Hà Nội A&More bạn nhé!

>>> BẬT MÍ:

Xếp hạng 5 sao cho bài viết
[Total: 2 Average: 5]

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *