Mục Lục Nội Dung
1. Tìm hiểu về Hoa Lan Tây Acanthus
“Acanthus” được biết đến với cái tên Hoa Lan Tây, ở Việt Nam gọi là cây Ô rô. Loài hoa này được trồng ở các khu hoang dại Nam Âu, có nhiều giống khác nhau nhưng đặc điểm dễ nhận thấy là lá to bản, có răng cưa và mạch lạc về hình thể. Hoa Lan Tây thường gặp trong kiến trúc là: Acanthus Spinosus và Acanthus Mollis.
2. Hoa Lan Tây trong lĩnh vực nghệ thuật
Mọi chi tiết trong các lĩnh vực nghệ thuật, đều có bắt nguồn từ chính cuộc sống thực. Họa tiết Hoa Lan Tây cũng là một ví dụ điển hình. Từ một loại cây được trồng phổ biến ở châu Âu, Hoa Lan Tây đã được chính người thời xưa đưa vào các công trình kiến trúc để tô điểm cho chúng. Trong đó, người ta coi hình dáng của lá cây làm gợi ý để sáng tạo các chi tiết như cột, đường viền, góc… mỗi khi bắt tay vào thực hiện các tác phẩm đồ họa và điêu khắc.
Cây Lan Tây được người Hy Lạp đưa vào trong trang trí và thiết kế đầu tiên. Sau đó, nó lại trở thành biểu tượng của phong cách châu Âu qua các thời kỳ do tính đa dạng trong các thiết kế ứng dụng và vẻ đẹp quyến rũ của nó. Có lẽ bản thân thế hệ đi trước cũng không ngờ rằng rất nhiều năm sau này, họa tiết Hoa Lan Tây lại trở thành một bộ phận có ý nghĩa rất lớn đối với cả hệ thống trang trí kinh điển của châu Âu. Có thể nói, vắng Hoa Lan Tây nghĩa là đã thiếu mất một phần tâm hồn quan trọng của công trình cổ điển.
3. Acanthus trong kiến trúc cổ đại
Trong các công trình phong cách châu Âu cổ điển, người ta có thể biết được công trình đó thuộc phong cách nào thông qua phân biệt các loại lá, tỷ lệ lá. Tuy rằng việc xác định hình thức lá đôi khi cũng khó chính xác vì nó có rất nhiều biến thể các thời kỳ như: Baroque, Rococo, Louis, Tân cổ điển…, lại khác biệt theo từng vùng của mỗi quốc gia. Nhưng vẫn có thể phân biệt thông qua một vài đặc trưng cơ bản.
Cụ thể:
– Lá theo phong cách Hy Lạp có dạng thuôn nhọn, có cạnh trong khi lá theo phong cách La Mã tròn và rộng hơn.
– Lá theo phong cách Byzantine và La Mã có hình thức cứng hơn và đơn giản hơn.
– Lá theo phong cách Gothic có sử dụng một số loại lá cây của nước ngoài kết hợp với một số cây bản địa sử dụng trong thời kỳ đầu, thường thiên về lá tròn hoặc hình củ hành. Hậu Gothic thì ưa chuộng lá có hình dị dạng, có gai hoặc dài như lá cây khế. Nhìn chung, kiến trúc sư theo phong cách Gothic thường sử dụng theo thiên hướng của tự nhiên nhưng các chi tiết nhỏ thì đôi khi không giống thực tế.
– Lá trong thời kỳ Phục Hưng, người ta đã cải biến Hoa Lan Tây và cả lá nho trở thành những chi tiết trang trí ở mức độ hoàn hảo nhất. Thời kỳ sau Phục Hưng, sự sáng tạo và pha trộn văn hóa khiến cho những phong cách trang trí và chi tiết lá chỉ các chuyên gia mới có thể phân biệt được.
Trong kiến trúc cổ đại Hy Lạp, lá Hoa Lan Tây được sử dụng phổ biến, phần lớn được dùng để trang trí cột và trụ gạch. Trong suốt thế kỷ 16, Hoa Lan Tây không chỉ được sử dụng rộng rãi trong các phong cách thiết kế của châu Âu như: Baroque, Rococo, Louis… mà còn lan tỏa từ các nước khác như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan… Người ta dễ dàng bắt gặp các họa tiết Hoa Lan Tây ở các chi tiết trang trí kinh điển trong những công trình nổi tiếng.
Đến tận ngày nay, hoa văn Hoa Lan Tây đã thực sự trở thành chi tiết trang trí không thể thiếu trong những công trình kiến trúc đồ sộ, những không gian trang trí nội thất ấn tượng bất kể diện tích lớn nhỏ. Hi vọng những thông tin mà Kiến Trúc A&More chia sẻ trên có thể cung cấp thêm kiến thức cho bạn!