Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? Ai là cha đẻ của phong cách thiết kế này? Cùng tìm hiểu chi tiết từ a đến z về phong cách thiết kế này nhé. Xem ngay bài viết dưới đây của Công ty CP kiến trúc và đầu tư xây dựng Hà Nội A&More để có thêm những thông tin hữu ích nhất.
Mục Lục Nội Dung
1. Kiến trúc Đông Dương là gì? Nguồn gốc ra đời của kiến trúc Đông Dương
Kiến trúc Đông Dương là gì? Phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine Style) là phong cách chiết trung giữa Âu – Á. Đây là phong cách mang hơi thở và nét đẹp truyền thống hoài cổ. Kiến trúc Đông Dương vừa thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hóa và bề dày lịch sử. Mỗi công trình mang kiến trúc Đông Dương luôn đem đến sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa Việt – Pháp.
Ernest Hébrard được coi là cha đẻ của các phong cách thiết kế nội thất này. Với những đóng góp hết sức quý giá của ông mà có rất nhiều công trình tên tuổi gắn liền với lịch sử Việt Nam. Những công trình mà Ernest Hébrard đã xây dựng nên cho tới hiện nay vẫn là những công trình độc đáo và được người dân Việt hết sức trân trọng.
Bên cạnh đó, sự hội nhập của phong cách thiết kế này cũng tạo nên sự khích lệ tuyệt vời cho các kiến trúc sư Việt Nam cũng như những sinh viên của trường Mỹ Thuật Đông Dương lúc đó. Điều này đã tạo nên sự phát triển tiếp nối của con đường nghệ thuật dân tộc tại Việt Nam.
2. Các đặc điểm của kiến trúc Đông Dương
2.1 Kỹ thuật và vật liệu xây dựng
Phong cách kiến trúc Đông Dương với tư duy thiết kế mới không chỉ trong các đường nét thiết kế mà còn đến từ kỹ thuật và vật liệu xây dựng. Những kỹ thuật xây dựng mới được sử dụng phải kể đến gồm có: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.
Hay những vật liệu, chất liệu thiết kế tiên tiến được dùng như: khung bê tông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, ngói đá xám chẻ, gạch caro và sành sứ nhiều màu. Với những đổi mới này, phong cách kiến trúc Đông Dương như thổi một luồng gió mới cho tư duy thiết kế lúc bấy giờ.
2.2 Dùng hệ thống mái khác biệt
Các công trình với hình ảnh mái bằng hay mái lợp ngói là những đặc trưng dễ nhận thấy khi ứng dụng kiến trúc Đông Dương trong thiết kế. Mái bằng được sử dụng chủ yếu trong các công trình lớn. Với mái lợp ngói sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong các công trình nhỏ.
Mái ngói thường được thiết kế nhô ra xa để che nắng mưa. Ngoài ra còn có các điểm thiết kế thu nước mưa chạy dọc theo mái. Các thiết kế dạng mái vút công ở các gốc cũng được sử dụng. Kiểu mái này thường là mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có thiết kế hoa văn trang trí ở đỉnh mái và ở các góc cong của mái.
2.3 Giải pháp về kiến trúc
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, phong cách kiến trúc Đông Dương đã áp dụng các giải pháp cách nhiệt và tạo sự thông thoáng trong thiết kế. Các dãy hành lang hay dàn pergola được ứng dụng sử dụng trong nhiều công trình thiết kế. Hay các lam gió thông khó và hứng sáng cung được ưu tiên sử dụng.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo về không gian thiết kế, dường như các công trình đều được ưu tiên bố trí thêm giếng trời hay các sân trong. Điều này đã giúp tạo nên những công trình vừa có đủ sự thông thoáng vừa tối ưu được nhu cầu chiếu sáng và làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ.
>>>> CLICK NGAY: Phong cách nội thất Louis
2.4 Sử dụng hệ cửa dày và cao
Mới chỉ ngắm nhìn thôi, chắc có lẽ bạn sẽ nhận ra ngay điểm chung thiết kế đầu tiên chính là sự bố trí hệ thống cửa. Đa phần hệ thống cửa thường được dùng sẽ là những cửa sổ cao và mở rộng. Với mỗi công trình thì số lượng cửa cũng chiếm số lượng lớn.
Các thiết kế cửa được sử dụng phổ biến thường là kiểu cửa lá sách. Với yêu cầu tối ưu hiệu ứng ánh sáng tự nhiên và đảm bảo được sự thông thoáng mà những thiết kế cửa luôn được chú trọng.
Với phong cách thiết kế kiến trúc Đông Dương thì hệ thống cửa sổ sẽ không chỉ được bố trí ở trên tường mà còn có thể bố trí ở phía hành lang. Đây cũng là chi tiết tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của phong cách thiết kế này.
3. Đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương
Với bất kỳ phong cách thiết kế nào cũng đều có những dấu ấn và điểm nhấn đặc trưng riêng. Để có thể nhận biết chính xác những đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương, cùng điểm qua những yếu tố tạo nên điểm nhấn cá nhân của phong cách này nhé!
3.1 Về màu sắc
Những màu sắc được sử dụng phổ biến trong thiết kế mang phong cách này thường là màu vàng, màu kem hay màu trắng. Những màu sắc này khi phủ màu thời gian sẽ càng phảng phất nét hoài cổ đầy đặc trưng.
Với màu sắc chủ đạo này, để tạo nên sự hài hòa các thiết kế nội thất sẽ thường mang những gam màu trung tính đậm chất Á Đông. Những màu sắc cơ bản của gỗ, tre, nứa vừa mang đậm dấu ấn dân tộc vừa tạo nên điểm nhấn ấn tượng.
3.2 Hoa văn và các họa tiết trang trí
Nhắc đến đặc trưng chắc chắn không thể không nhắc đến các hoa văn và họa tiết trang trí. Đây cũng là điểm nhấn đồng thời cũng là điểm nhận biết đầy thu hút của phong cách thiết kế kiến trúc Đông Dương. Những họa tiết chim thú, hoa,lá hay hình tĩnh vật được ứng dụng và biến hóa trong từng thiết kế.
Các hình dáng này được sử dụng trang trí và điêu khắc chủ yếu trên trần nhà, tường hay các vách ngăn. Hoa văn và các họa tiết trang trí này không chỉ tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ riêng biệt mà còn mang đến nét đẹp sang trọng và đầy thanh lịch.
3.3 Chất liệu sử dụng trong kiến trúc Đông Dương
Như đã đề cập thì chất liệu chính và được sử dụng phổ biến trong phong cách thiết kế này là gỗ, tre, nứa, gạch.
- Chất liệu gỗ: Đây được xem là vật liệu thiết kế chính mang đậm phong cách Đông Dương. Chất liệu này thường được sử dụng để thiết kế sàn nhà, trần nhà hay các khung kết cấu trang trí chính trong các công trình.
- Chất liệu tre, nứa: Ứng dụng các chất liệu truyền thống trong thiết kế là ý tưởng mang lại hiệu ứng cực kỳ cuốn hút. Bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều các thiết kế nội thất bằng tre, nứa được sử dụng trong trí trong các công trình Đông Dương xưa. Chất liệu này xuất hiện chủ yếu trong các thiết kế bàn, ghế, vách ngăn hay tủ, kệ. Tre có khả năng chống mối mọt và độ bền cao nên càng được ứng dụng nhiều trong hầu hết các thiết kế nội thất trang trí.
- Chất liệu gạch bông, gạch nung: Đây là chất liệu mang linh hồn và điểm nhấn phảng phất nét cổ xưa đầy hoài niệm không thể không nhắc đến. Những chất liệu này thường được sử dụng lát sàn hay trần nhà. Chất liệu này luôn mang đến một điểm nhấn riêng biệt mà không phải công trình thiết kế nào cũng có được.
>>>> HẤP DẪN: Phong cách Hitech
3.4 Sử dụng một số vật dụng
Với thiết kế kiến trúc Đông Dương, ngoài màu sắc, họa tiết hay chất liệu thì những vật dụng trang trí cũng mang đến những dấu ấn riêng. Một số vật dụng được sử dụng dễ dàng nhận thấy trong thiết kế này là:
- Tượng phật, tượng tròn, tứ linh
- Các biểu tượng dân gian như con rối, con giống
- Hoa cúc, hoa sen, cây bồ đề …
4. Một số công trình kiến trúc ở Việt Nam sử dụng phong cách kiến trúc Đông Dương
Phong cách kiến trúc Đông Dương cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại một số công trình tiêu biểu ở nhiều thành phố. Một số công trình đẹp và thu hút phải nhắc tên gồm có: Bưu điện trung tâm Sài Gòn; Tòa nhà chính Đại học Đông Dương; Trụ Sở Bộ Ngoại Giao; Trường Petrus Ký; Bảo tàng lịch sử Việt Nam; … Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những địa điểm này nhé!
Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn
Tòa nhà chính Đại học Đông Dương
Trụ Sở Bộ Ngoại Giao
Trường Petrus Ký
Bảo tàng lịch sử Việt Nam
5. Một số mẫu thiết kế nội thất theo kiến trúc Đông Dương phổ biến
Nếu bạn muốn ứng dụng phong cách này trong thiết kế công trình của mình thì có thể xem thêm một số các gợi ý dưới đây. Đây chắc chắn sẽ là những ý tưởng gợi ý hay cho bạn đấy. Mời bạn cùng xem.
Với bài viết tổng quan chi tiết về phong cách thiết kế Đông Dương hy vọng bạn sẽ có những ý tưởng thiết kế tuyệt vời. Qua bài viết trên, Công ty CP kiến trúc và đầu tư xây dựng Hà Nội A&More cũng hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức chính xác nhất về phong cách thiết kế này. Nếu bạn muốn tư vấn về thiết kế nội thất thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- Website: https://amore-architecture.vn/
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Ngõ 79 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3 Tòa nhà 34 ngõ 28B Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ: 138 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0104561190 | Cấp ngày: 06/04/2010 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
- Hotline: (024) 3399 3333 – 0983 656 995.
- Email liên hệ: info@amore-architecture.vn
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
- Tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất đương đại chi tiết từ A – Z
- Phong cách Á Đông đương đại là gì? 6 đặc trưng ít ai biết