Trần nhà nguyện Sistina – Câu chuyện bức tranh tường 500 tuổi

Trần nhà nguyện Sistina được biết đến là bao gồm những bức tranh vẽ hình người độc đáo. Tuyệt tác  này có thể khiến người xem choáng váng khi nhìn thấy bức tranh lần đầu tiên. Ngày nay, chúng vẫn và tiếp tục gây ấn tượng với hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, hãy cùng Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng A&More tìm hiểu xem chúng có điều gì hấp dẫn đến vậy nhé.

1. Sơ lược về nhà nguyện Sistina

Nhà nguyện Sistina được xem như là một trong những kho báu tuyệt vời nhất của thành phố Vatican nói riêng và của thế giới nói chung. Đặc biệt cũng là một trong những nhà nguyện lớn nhất nằm trong Điện Tông Tòa. Nhà nguyện này được đặt theo tên của giáo hoàng Sixtus IV, người đã cho phục hồi Cappella Magna cũ giữa giai đoạn 1477 và 1480. Trong đó, kiến trúc sư xây dựng nhà nguyện là Giovanni dei Dolci và đây là công trình duy nhất mà ông được nhiều người nhắc đến.

nhà nguyện sistina
Nhà nguyện Sistina nổi tiếng tại Vatican
nhà nguyện sistina
Bên trong nhà nguyện Sistina

Trong quá khứ, nhà nguyện Sistina được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Cho đến ngày nay thì nó nắm giữ vai trò tôn giáo và là địa điểm tổ chức các Mật nghị Hồng y để bầu chọn một giáo hoàng mới. Bên cạnh đó, trần nhà nguyện Sistina còn được biết đến nhiều nhờ vào nghệ thuật trang trí có một không hai và thu hút người hành hương, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng.

nhà nguyện sistina
Bức hoạ trên vòm nhà nguyện Sistina

Điều thu hút sự chú ý của khách du lịch nhất trong trần nhà nguyện Sistina không phải là kiến trúc lộng lẫy của nó. Vì nổi bật hơn cả vẫn là những bức bích họa thời Phục Hưng, chúng bao phủ hoàn toàn các bức tường và trần nhà. Những nghệ sĩ, họa sĩ nổi tiếng thế giới từng làm việc trong nhà nguyện Sistina có thể kể đến là Botticelli, Perugino, Luca và Michelangelo.

nhà nguyện sistine
Bức tranh ” Sự phán xét cuối cùng” – một trong những tác phẩm của Michelangelo

>>>> XEM THÊM: Hình tượng hoa sen

2. Bức tranh trên trần nhà nguyện Sistine

Chủ đề của các bức họa trên vòm mái nhà thờ là câu chuyện “Sáng thế ” trong kinh Cựu ước. Toàn bộ được tạo thành từ 9 bức tranh và liên kết lại với nhau. Bố cục có hơn 300 nhân vật khác nhau và 9 tình tiết trung tâm lấy từ Sách Khải huyền. Bố cục này lại được chia thành ba nhóm là: nhóm thứ nhất là Sự sáng tạo Thế giới Thiên đàng và Trái đất của Chúa; nhóm thứ hai là Chúa tạo ra người đàn ông và đàn bà đầu tiên Adam và Eva và sự mất ân huệ của Chúa do bất tuân lệnh nên bị đuổi ra khỏi vườn Eden. Cuối cùng, nhóm thứ ba là sự cầu khẩn của Loài người và đặc biệt là của gia đình Noah.
nhà nguyện sistine
Bức hoạ ” Sự sáng tạo Adam”
Mỗi nét vẽ của ông đều mang theo sự tôn kính trung thành và trông ngóng đối với Thiên Đường. Bên cạnh đó còn làm nổi bật một tâm hồn thần thánh thuần khiết, một sự đoạn tuyệt với những ưu phiền không đáng có nơi trần gian.
Nếu bạn để ý thì hầu như những nhân vật trong bức họa đều khỏa thân, tuy nhiên những hình ảnh này không gây ra bất cứ ý nghĩ bất thuần nào. Michelangelo đã vẽ họ như những người nam nhân và những người phụ nữ rất mạnh mẽ. Họ ngồi đắm mình trong những dòng suy tư, đọc, viết, tranh luận, hay như đang lắng nghe tiếng nói đến từ nội tâm.
nhà nguyện sistine
Cách phối hợp màu sắc vô cùng nhuần nhuyễn và cuốn hút
Ngoài ra, nếu bạn đã từng may mắn có được cơ hội một lần ngắm nhìn mái vòm của trần nhà nguyện Sistina. Chắc chắn bạn sẽ không khỏi kinh ngạc trước sự kỳ vĩ tuyệt vời của bức họa khổng lổ trên vòm mái. Điều này đã làm cho không ít người lầm tưởng rằng, phải cần đến một tập thể những họa sĩ tài hoa mới có thể làm nên kiệt tác này. Song trên thực tế, bức họa độc đáo đó là của một mình Michenlangelo – nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, gương mặt sáng giá nhất của nước Ý thời đó.
nhà nguyện sistine
Những bức tranh về cuộc sống truyền tải một cách tinh tế cảm xúc của mọi người
nhà nguyện sistine
Chiêm ngưỡng bức tranh tường khổng lồ tuyệt vời của thế giới
Dù đã trải qua hơn 500 năm thì trần nhà nguyện Sistina vẫn giữ được sức hút bền bỉ của mình. Vào mỗi năm, nhà nguyện Sistina đón hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới. Họ đến thăm với mục đích chính vẫn là để tận mắt chiêm ngưỡng tuyệt tác của nghệ thuật đương đại này. Cũng như qua đó có cơ hội được lắng mình vào trong không gian đầy tôn kính với Thần và chốn thiên đường uy nghiêm.

3. Michelangelo – “Người siêu phàm” của thời Phục Hưng

Michelangelo từ lâu đã được biết đến là một trong những họa sĩ kiêm nghệ sĩ điêu khắc có một gia tài nghệ thuật vô cùng đồ sộ. Ông được cho là một nhân tố quan trọng của thời kỳ nghệ thuật Phục hưng đỉnh cao. Khi chưa bắt tay vào việc nhận vẽ các bức hoạ trên trần nhà nguyện Sistina, Michelangelo đã tự cho mình là một nhà điêu khắc và chỉ thích làm việc với đá cẩm thạch hơn bất kỳ vật liệu nào khác.

trần nhà nguyện sistine
Chân dung Michelangelo

Với những tác phẩm trên đá cẩm thạch, ông được ca ngợi nhờ lối tiếp cận đầy tham vọng về quy mô tác phẩm và sự tinh thông sâu sắc về tỉ lệ giải phẫu cơ thể. Hai trong số các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Michelangelo là Đức mẹ sầu bi (Pieta) và Vua David được thực hiện trước khi ông sang tuổi 30.

trần nhà nguyện sistine
Tác phẩm điêu khắc kinh điển ” Tượng David” của Michelangelo

Ông tạo nên các nhân vật này từ những khối đá cẩm thạch lớn. Dù mới chỉ trong độ tuổi 20 nhưng Michelangelo đã nổi tiếng với khả năng điêu khắc hơn người. Ông có thể tạo nên những nếp nhăn vô cùng mềm mại hay các ngón tay tuyệt đẹp từ những khối đá rắn chắc. Thông qua đó, ông mang hơi thở của cuộc sống vào nhiều tác phẩm điêu khắc theo cách không giống ai. Mặc dù toàn bộ các tác phẩm của Michelangelo đều nhận được đánh giá cao, tuy nhiên bức họa trên trần nhà nguyện Sistina vẫn là xuất sắc hơn cả.

trần nhà nguyện sistine
Tham quan tại nhà nguyện ở Vatican

Chính nhờ đức tin tuyệt đối vào Chúa trời, các tác phẩm của ông đã vén mở vô vàn điều thần diệu trên từng chi tiết. Đức tin ấy đã đưa nghệ thuật của ông lên đến đỉnh cao của hình thức nghệ thuật. Trong đó, bức tranh dày đặc trên trần nhà nguyện Sistina là những hình ảnh của tôn giáo, qua bàn tay điêu luyện cùng phong cách độc đáo của ông đã trở nên thật hài hòa và thu hút.

trần nhà nguyện sistine
Trần nhà là nơi thích hợp nhất cho việc vẽ Thiên Đường

Vì vậy, tác phẩm của ông là một trong những kiệt tác được đón nhận rộng rãi nhất của lịch sử hội họa thế giới. Hoàn toàn hợp lý khi ông đã nhận được sự kính trọng từ các thế hệ họa sĩ trong giới nghệ thuật.

4. 9 điểm đặc biệt về kỹ thuật vẽ của Michelangelo

Có thể nói bức tranh tường sặc sỡ và phức tạp này nổi tiếng với hình ảnh chân thực, có quy mô lớn cùng với kỹ thuật tiên tiến. Thật vậy, hoạ sĩ không cần phải tìm kiếm những phát hiện mới, phong thái mới, các hình người mặc áo quần hay các cách biểu hiện tươi mới. Các cách xếp đặt khác hay các chủ đề mang tình siêu phàm nữa. Bởi lẽ tác phẩm trần nhà nguyện Sistina này đã chứa đựng mọi sự hoàn hảo có thể có đối với các tiêu đề đó.

trần nhà nguyện sistine
Các bức tranh của Michelangelo đã thu hút vô số du khách đến nhà nguyện

Sau đây là 9 đặc điểm kỹ thuật nổi bật của Michelangelo mà chúng ta có thể kể đến:

  • Nền tranh ở trần nhà nguyện Sistina không phẳng mà có hình cong khum khum. Hơn nữa là vướng nhiều gờ của các thanh đà và các phào trần khác. Vì vậy mà giàn giáo cong ở trên cùng, men theo độ cong của vòm trần.
  • Vì những bức tranh này có vị trí trên vòm nhà nên ông phải lên giàn giáo mới vẽ được. Tuy nhiên khi vẽ, ông không lùi được để ngắm toàn thể bức tranh từ xa. Kể cả khi ông có leo xuống cũng không thể ngắm bức tranh một cách trọn vẹn và toàn cảnh vì vướng dàn giáo.
  • Bởi đây là tranh nền họa nên mỗi lần định vẽ mảng nào thì ông phải trát vữa trước mảng đó. Cụ thể là khi vẽ phải là lúc vữa đang còn se se, để khi màu khô thì quyện vào vữa và có độ bền chắc hơn. Do đó, cho dù đã trải qua 5 thế kỷ rồi mà màu tranh này còn bền và vô cùng sắc nét.
  • Khi vẽ, chỉ cần sơ ý một chút thôi là cả màu lẫn vữa ụp xuống mặt họa sĩ. Vì vậy, ông phải canh chính xác thời điểm vữa đã se se.
  • Vì không có kinh nghiệm nên ban đầu Michelangelo đã mời một số hoạ sĩ vẽ bích hoạ tới trợ giúp. Tuy nhiên, sau khi thấy khả năng vẽ và tác phong làm việc không nghiêm chỉnh của họ.  Ông đã quyết định cho giải tán tất cả. Kể từ đó, ông đã vẽ một mình và không có bất kỳ người trợ giúp nào. Thậm chí trong quá trình vẽ, ông đã tự trát vữa và tự trộn màu.
  • Vòm mái của trần nhà nguyện Sistina có diện tích lên đến 540 mét vuông. Vì vậy mà diện tích mặt tranh là cực lớn so với một mình tác giả.
  • Trong suốt 4 năm, ông đã phải đứng liên tục trên giàn giáo bập bềnh ở độ cao 13 m. Việc ngửa cổ nhìn trần để vẽ trong khoảng thời gian dài đã khiến thị lực của ông suy giảm đến mức không thể đọc, trừ khi ngoái đầu ra sau.
  • Đây là bức tranh lớn và khó vẽ hơn rất nhiều lần so với các tranh vẽ khác. Thế nhưng bức hoạ này vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ trôi qua.
  • Một trong những cách chia bố cục của Michelangelo để giảm diện tích vẽ là ông đã chia cả trần dài thành 33 phần. Mỗi một phần được ngăn cách bằng những cái khung (phào) giả do ông vẽ. Nhờ vậy mà ông có thể hoàn thành từng phần như những bức tranh có tính độc lập, trung bình ông hoàn thành hơn hơn 8 bức một năm.
trần nhà nguyện sistine
Nhà nguyện Sistina là một trong những nơi tập trung tinh hoa của nghệ thuật Phục Hưng
trần nhà nguyện sistine
Trần nhà nguyện Sistina là kiệt tác ngoại hạng trong lịch sử mỹ thuật thế giới

Trên đây là bài viết của Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng A&More về trần nhà nguyện Sistina nổi tiếng trên thế giới. Qua đó bài viết muốn phản ánh rằng, mỗi nền văn hóa đều là một món quà quý giá mà trời đất ban tặng cho nhân loại. Mỗi nền văn minh của các quốc gia đều là khởi đầu nhờ sự dẫn dắt của các Thần linh. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với A&More qua các thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ:

>>>> THAM KHẢO THÊM: 3 thức cột hy lạp trong kiến trúc cổ điển: Doric, Ionic & Corinth

Xếp hạng 5 sao cho bài viết
[Total: 3 Average: 4.7]

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *