Thực trang quy hoạch đô thị ở Việt Nam ngày càng biến động do những nhu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiện nay. Để hiểu rõ hơn về điều này, xem chi tiết bài viết dưới đây của Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội A&More nhé.
Mục Lục Nội Dung
1. Về không gian quy hoạch đô thị ở Việt Nam
1.1. Không gian quy hoạch vùng đô thị
Thực trạng quy hoạch đô thị ở Việt Nam ngày càng trở nên bức thiết hơn bởi sự di dịch chuyển đổi dân cư càng có nhiều biến đổi. Tăng trưởng kinh tế, tất yếu kéo theo dịch cư từ nông thôn vào đô thị làm dân số đô thị (phần lớn chưa đủ điều kiện và thời gian để trở thành thị dân) tăng nhanh. Điều này tập trung chủ yếu ở hai vùng đô thị chính là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Phát triển kinh tế với áp lực dân số đòi hỏi tăng quy mô không gian đô thị tương ứng với các vấn đề văn hóa, xã hội đô thị mới nảy sinh.
Về kinh tế, sức nặng cạnh tranh vẫn không ngừng diễn ra ở 2 vùng đô thị chính là ở Hà Nội và Tp.HCM. Hiện tại, Tp.HCM vẫn là nơi diễn ra phần lớn hoạt động kinh tế của đất nước hiện nay. Chiếm tỉ trọng với 71% lượng hàng hóa qua càng biển và 62% hoạt động công nghiệp.
Như vậy, nghiên cứu quản lý quy hoạch đô thị, rộng hơn là quy hoạch vùng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nữa là vấn đề phức tạp. Quy hoạch vùng sẽ giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển, quyết định sự phát triển hợp lý của hệ thống đô thị và nông thôn, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo hướng bền vững. Trong khi đó ở nước ta, hiện nay, vấn đề quy hoạch vùng chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu đúng mức, chúng ta thiếu chuyên gia giỏi và chưa có cơ quan nghiên cứu chuyên trách
1.2. Không gian quy hoạch vùng nông thôn
Thực tế, vùng nông thôn vẫn là nguồn sinh kế chính của phần lớn người dân (trong đó có 93% là người nghèo). Đảng và Nhà nước đã có chính sách phát triển Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng hiện đại. Qua đó, phát triển thị trường nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là chuyển đổi ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hóa (không phải đô thị hóa nông thôn). Ngày càng có nhiều lo ngại về chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp. Khoảng cách ngày càng tăng giữa các vùng đô thị và nông thôn về điều kiện sống và khả năng dễ bị tổn thương do thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Vấn đề này đặt ra những yêu cầu mới:
- Cần đánh giá lại và chính xác vai trò của các trung tâm cụm xã (dạng thị tứ)
- Các đô thị vừa và nhỏ trong vùng nông thôn, như là động lực hạt nhân để có chính sách phát triển hiệu quả
- Giải quyết hợp lý mối liên kết nông thôn – đô thị nhằm thực hiện thành công Chiến lược Tam nông của Đảng.
>>>> XEM NGAY: Phát triển đô thị bền vững ở việt nam: khái niệm và ứng dụng
2. Quy hoạch và quản lý đô thị – Thực trạng quy hoạch đô thị ở Việt Nam
Nhìn nhận chung có thể thấy, quản lý quy hoạch đô thị ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của quán tính bao cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, thiếu linh hoạt theo hướng thị trường. Trong khi đó, thực trạng quy hoạch đô thị ở Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò then chốt trong nền kinh tế. Với cách tiếp cận đa ngành đồi hỏi quy hoạch và quản lý đô thị cần có những chiến lược riêng và hiệu quả hơn. Do đó những cải cách công nghệ đã và đang được ứng dụng vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị. Quản lý quy hoạch đô thị đang chuyển hướng dần theo hướng từ quy hoạch tĩnh sang quy hoạch động.
Trên thực tế, quy hoạch và quản lý đô thị, như đã phân tích ở trên, đặc biệt là phân vùng đô thị, nhiều vấn đề đặt ra rất cần được nghiên kỹ. Chẳng hạn như việc mở rộng quá mức không gian đô thị, mâu thuẫn giữa quy mô và chất lượng đô thị, giữa bảo tồn và phát triển hay phát triển để bảo tồn di sản đô thị,… đảm bảo đô thị phát triển bền vững. Biểu hiện là hiện tượng phát triển từ Tỉnh lên Thành phố trực thuộc Trung Ương. Hiện tượng này có nguy cơ như là hội chứng trong phát triển đô thị ở nước ta. Hay một số xu hướng khác như phát triển Khu trung tâm hành chính đô thị các cấp hoặc trung tâm hành chính tập trung,…
Ở đây, vấn đề nghiên cứu, lựa chọn lý thuyết và mô hình phát triển đô thị thích hợp với điều kiện của Việt Nam có ý nghĩa tiên quyết. Bên cạnh đó, cần xây dựng và cập nhật thường xuyên ngân hàng dữ liệu kinh tế – xã hội, thị trường bất động sản,… Điều này giúp phục vụ công tác lập quy hoạch đô thị. Đồng thời để đồ án quy hoạch là hồ sơ khả dĩ nhằm bổ trợ và dẫn dắt quá trình phát triển theo định hướng thiết kế. Để thực hiện nhiệm vụ này, nên học tập kinh nghiệm của các nước đi trước (Hồng Kông, Singapore, Thái Lan,…). Thực thi quy hoạch đô thì hiệu quả cần thành lập cơ quan có khả năng tích hợp dữ liệu và đề xuất giải pháp quy hoạch hợp lý.
3. Vấn đề thị trường bất động sản đô thị thị Việt Nam
Cần phải khẳng định là thị trường bất động sản là một trong những vấn đề có tính chất “đầu vào” quan trọng cần được đặc biệt quan tâm khi quy hoạch đô thị. Thật vậy, các thị trường nhà đất là những nhân tố quan trọng để giúp nền kinh tế đô thị hoạt động hiệu quả và công bằng. Cụ thể trong việc cấp đất cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Xét trên phương diện địa lý, trong khi lao động và vốn có thể di chuyển tự do, thì đất đai lại cố định, không thể dịch chuyển. Do đó đất đai cần phải có khả năng thích ứng với những mục đích sử dụng khác nhau. Điều này cần được xác định theo định hướng nhu cầu thị trường về mật độ và phát triển đất.
Với hững hạn chế về nguồn cung đất ở đô thị, cần phải có những can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả thị trường, giải quyết các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài có liên quan đến hoạt động phát triển đất của tư nhân. Ngoài ra nó còn đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng với các tài sản nhà đất.
4. Kinh tế đô thị – Thực trạng quy hoạch đô thị ở Việt Nam
Phát triển đô thị cần nguồn tài chính lớn, trước hết để đảm bảo phát triển liên tục và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị cơ bản, nhằm tạo lập môi trường sống tốt và công bằng xã hội. Hiện tại 3 thách thức mà chúng ta đang phải đối diện là: Chính sách phí dịch vụ và tăng cường bù đắp chi phí; Cải thiện chất lượng dịch vụ; và Cung cấp tài chính cho các dịch vụ cơ bản.
Các chính quyền địa phương không có nhiều giải pháp lựa chọn để tăng nguồn thu từ nguồn tự có. Do đó ngày càng phụ thuộc vào việc bán đất để đầu tư. Năm 2008, gần 20% ngân sách của TP Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ việc bán đất, tỷ lệ này ở Đà Nẵng là 30% vào năm 2006. Với hầu hết các dịch vụ công ích, phí của người sử dụng không bao quát được chi phí vận hành và không tạo được nguồn thu để đầu tư.
Nhiều đơn vị công ích dựa vào các hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực kinh doanh chính để có nguồn thu bổ sung cho nguồn thu từ phí dịch vụ. Ví dụ như dịch vụ cấp nước chỉ đem Ịại 50% nguồn thu (Công ty cấp nước Thanh Hóa), hay EVN thành lập 4 công ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Nhiều tỉnh thành tạo nguồn thu từ các công ty con làm ăn có lãi từ các hoạt động bất động sản. Tóm lại, để có thể duy trì vốn đầu tư lớn cho các đô thị, cần phải có nhiều nguồn tài chính bền vững hơn.
Trên là các thông tin về thực trạng quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết của Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội A&More sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ A&More để được giải đáp chi tiết nhất nhé!
- Website: https://amore-architecture.vn/
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Ngõ 79 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3 Tòa nhà 34 ngõ 28B Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ: 138 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0104561190 | Cấp ngày: 06/04/2010 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
- Hotline: (024) 3399 3333 – 0983 656 995.
- Email liên hệ: info@amore-architecture.vn