Phòng ngủ phong cách Retro vừa mang hơi thở cổ điển lẫn nét đương đại, tươi mới. Xuất hiện và thịnh hành trong những năm 50 – 70 của thế kỷ trước. Đến nay, đây vẫn là phong cách thiết kế được nhiều gia đình lựa chọn. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút mãnh liệt như vậy, bài viết dưới đây của Công ty CP Kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hà Nội – A&More sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Nội thất phòng ngủ cao cấp
Mục Lục Nội Dung
1. Phong cách Retro trong thiết kế nội thất là gì?
“Retro” là tên gọi rút gọn của tên “Retrospective”. Đây là phong cách không những ảnh hưởng trong làng nhạc pop, những biển quảng cáo, hay phong trào flower power mà còn trong thiết kế nội thất. Retro là phong cách biểu trưng của sự hoài cổ cuốn hút, xinh đẹp và dịu dàng.
Hơn nữa, phong cách nội thất retro còn là tượng trưng của sự giản đơn, chân thành nhưng toát lên nét quyến rũ, hiện đại. Bạn có thể hiểu rằng, phong cách Retro trong thiết kế nội thất là phong cách vừa mang nét hoài cổ vừa mang vẻ đẹp của hiện đại.
Cho đến nay, nội thất Retro là sự kết hợp hài hòa giữa hơi thở cổ điển, sang trọng của quá khứ và sự phóng khoáng, thanh lịch của hiện đại. Từ đó, tổng thể thiết kế của căn nhà nói chung, và phòng ngủ nói riêng trở nên sống động, tinh tế và đầy tươi mới. Dưới đây, là một vài đặc trưng của phong cách này:
- Đồ nội thất: Nội thất phong cách Retro thường ưa ái sử dụng những đồ món đồ nội thất từ: bàn ghế, tủ kệ,… có đường nét được thiết kế mềm mại, cách tân. Qua đó, vẫn đảm bảo giá trị cốt lõi bên trong của thiết kế.
- Màu sắc: Phong cách Retro đặc trưng khi sử dụng những gam màu chính là pastel hòa trộn cùng gam màu trắng, hoặc những gam màu đối lập. Từ đó, sẽ tạo nên một tổng thể mà màu sắc có thể tung hứng cho nhau và tạo sức hấp dẫn lôi cuốn cho không gian.
2. Mẫu thiết kế phòng ngủ phong cách Retro đẹp
Thiết kế phòng ngủ theo phong cách Retro là lựa chọn tuyệt vời cho gia chủ ưa thích sự dịu dàng, lãng mạn nhưng không kém tươi mới. Là thiết kế giao thoa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại, vì thế căn phòng của bạn sẽ không bao giờ trở thành lỗi mốt.
>>>> GỢI Ý: Phòng ngủ phong cách Bohemian
3. Bật mí cách thiết kế phòng ngủ Retro đúng chuẩn
3.1 Lựa chọn nội thất
Đồ nội thất luôn là yếu tố mấu chốt tạo nên dấu ấn thiết kế cho căn phòng. Với phòng ngủ phong cách Retro, những vật dụng đơn giản, tinh tế là lựa chọn thích hợp nhất. Bởi nội thất Retro chứa đựng cả âm hưởng tinh túy của thời gian lẫn hơi thở tươi mới, hiện đại của cuộc sống ngày nay.
Không gian bao trùm bởi xu hướng Retro thường nhiều sắc màu cùng đường nét chính là những chiếc ghế, chiếc bàn hay tủ,… được thiết kế cách tân, thanh thoát. Ngoài ra, thiết kế căn phòng theo phong cách Retro thường ứng dụng bài trí nhiều nội thất khác nhau. Vì thế, chỉ cần tinh tế và khéo léo trong kết hợp tone màu bạn đã có thể tạo nên một không gian đậm chất Retro.
3.2 Ứng dụng màu sắc
Phong cách phòng ngủ Retro đặc trưng bởi sự kết hợp giữa màu pastel và màu trắng, hay sự kết hợp một cách ngẫu nhiên giữa những gam màu tương phản. Từ đó, tạo nên một tổng thể cuốn hút, sinh động.
Hơn nữa, phong cách này là hiện thân của sự sang trọng nhưng lại ẩn chứa nét đẹp quyến rũ từ vẻ đẹp quý tộc. Do đó, những tone màu chủ đạo thường là những gam màu: cam ngọt, xanh lạnh, nâu đỏ,… được kết hợp cùng những gam màu: xanh non, vàng đậm,…
3.3 Tạo điểm nhấn với tranh trang trí
Phong cách Retro có thể tạo điểm nhấn cho không gian của mình bằng tranh trang trí. Bởi những căn phòng thiết kế theo phong cách Retro thường phân chia thành các ngăn nhỏ liên tiếp và sử dụng những món trang trí họa tiết. Bằng cách sử dụng những bức tranh decor để trang trí, không gian của bạn đã trở nên ấm áp, lãng mạn hơn nhiều phần.
Hơn nữa, với phong cách này những vật dụng mang hơi hướng cũ hoặc vật dụng bằng kim loại tối màu, có thể gỉ hoặc trầy xước rất được ưa chuộng. Thêm một đặc trưng của Retro là màu của gỗ đã sờn lớp vecni, một tấm thảm hay đồ lưu niệm đặc sắc. Chúng sẽ góp phần tạo nên không gian đầy hoài cổ và đậm chất Retro.
3.4 Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên luôn là tiêu chí hàng đầu cho không gian sống của mọi người. Với công dụng không thể phủ nhận cho sức khỏe và tạo nên môi trường sống năng động, ánh sáng tự nhiên được sử dụng triệt để. Bạn có thể lựa chọn những cửa sổ cánh, cửa sổ vòm rộng để đón ánh sáng tốt hơn.
>>>> XEM NGAY: Phòng ngủ phong cách Indochine
4. Sự khác biệt giữa phong cách thiết kế Retro và Vintage
Phong cách thiết kế Retro và phong cách Vintage rất dễ bị nhầm lẫn trong thiết kế nội thất, đặc biệt là những người không có chuyên môn. Dưới đây, là những điểm cơ bản để bạn có thể dễ dàng phân biệt:
- Màu sắc: Màu sắc thường được dùng trong phong cách Vintage là những gam màu nhẹ nhàng như: trắng, be, ghi, hồng nhạt,… và màu trung tính. Trong khi đó, Retro lại ưa chuộng sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các màu sắc. Hơn nữa, những màu chủ đạo cũng đậm hơn so với Vintage, như: xanh lam, nâu đỏ, vàng đậm, cam ngọt,…
- Đồ nội thất: Những đồ dùng cũ kỹ mang đậm dấu ấn thời gian cùng kiểu cách cổ xưa, là những vật dùng thường sử dụng trong Vintage. Trái lại, phong cách Retro lại sử dụng những món đồ mang cả âm hưởng của quá khứ lẫn nét hiện đại, mới mẻ. Ngoài ra, những mẫu thiết kế nội thất của Retro cũng chú trọng sự thanh thoát, mềm mại và đơn giản hơn.
Trên đây, Công Ty CP Kiến trúc và Đầu tư Xây Dựng Hà Nội A&More đã cung cấp cho bạn những mẫu phòng ngủ phong cách Retro và thông tin hữu ích liên quan. Hy vọng bạn và gia đình sẽ có những lựa chọn phù hợp, thoải mái nhất cho không gian phòng ngủ của mình nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Ngõ 79 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3 Tòa nhà 34 ngõ 28B Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ: Tổ 09, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0104561190 | Cấp ngày: 06/04/2010 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
- Hotline: (024) 3399 3333 – 0983 656 995.
- Email liên hệ: info@amore-architecture.vn
>>>> TÌM HIỂU THÊM:
- 20+ Mẫu phòng ngủ màu kem ấm áp, nhẹ nhàng cực tinh tế
- 6 Màu sơn phòng ngủ đẹp cho con gái được yêu thích nhất